1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu tại chỗ cho người bị nạn, trường hợp nặng phải chuyển gấp đi bệnh viện. Tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động.
2. Khai báo tai nạn lao động:
– Người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra;
– Nếu xảy ra tại nạn chết người phải thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng
4. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở trong trường hợp tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị
thương nặng một người lao động (Khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP),
5. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp
trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
6. Tạo điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.