B1: Phát hiện tình huống ngộ độc thực phẩm
– Sau khi ăn 1 vài giờ hoặc 1 đến 2 ngày, người ăn có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm: chướng bụng, buồn nôn, nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy, có thể sốt hoặc không sốt…
– Sau khi nhận được thông tin thì quản lý nhân sự phải thông báo ngay với quản lý dự án của bộ phận điều hành, trưởng phòng quản lý chất lượng của công ty và bộ phận y tế của công
B2: Phân loại, sơ cứu và chuyển bệnh nhân đi bệnh viện
– Làm cho nạn nhân nôn ra hết thức ăn đã ăn vào bằng cách uống đầy nước rồi móc họng.
– Để nạn nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên (phòng chất nôn sặc vào phổi).
– Hà hơi thổi ngạt và ép tim nếu bệnh nhân bị ngừng hô hấp, tuần hoàn
– Cho nạn nhân nằm nghỉ và uống dung dịch để bù và chống mất nước cho cơ thể.(Dungdịch: hòa 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước).
– Đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất: bệnh viện khu chế xuất….
– Mang theo thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc, chất nôn hoặc phân để giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
B3: Thu thập thông tin về vụ NĐTP/ báo cáo: xác định số lượng người có dấu hiệu bị ngộ độc
– Thức ăn, nước uống trước khi bị ngộ độc
– Thời gian và địa điểm ăn uống, số người cùng ăn
– Triệu chứng và mức độ nghiêm trọng
– Lấy bản sao thực đơn của 3 ngày trước khi bị ngộ độc
– Thu thập tất cả các ghi chép lên quan đến quy trình nhận hàng, kiểm tra và chế biến thực phẩm
– Kiểm tra vệ sinh cống rãnh tại bếp, vệ sinh cá nhân các nhân viên bếp
– Phân tích nguyên nhân và báo cáo sơ bộ đến khách hàng
B4: xác định mức độ nghêm trọng và phạm vi bị ảnh hưởng :
Mức độ nhẹ là ít hơn 3 trường hợp
B5: Ứng phó khi ngộ độc ở phạm vi rộng:
– Ngưng sử dụng thực đơn nghi ngờ gây NĐTP , thay thế thực đơn khác có sự phê duyệt của khách hàng.
– Niêm phong mẫu thức ăn và cùng khách hàng mang mẫu thức ăn đi thẩm định
– Hỗ trợ thông báo đến các cơ quan chức năng như trạm y tế, công an khu vực, và y tế dự phòng…
B6: báo cáo sự cố, duy trì hồ sơ.